Phương pháp VB và ứng dụng



Thuyết VB, cũng như thuyết MO hay Thuyết MO gần đúng( MO-Hucken) có ý nghĩa quan trong trong việc giải quyết các vấn đề về cấu tao, tính chất của các chất. Tùy trường hợp cụ thể, mục đích giải thích mà chúng ta sử dụng một thuyết ưu việt hơn, thuyết kia trở nên bất khả dụng. 


Khi giải thích về cấu trúc phân tử của các phân tử ta sẽ dùng thuyết VB để giải thích.
Nội Dung Thuyết Như Sau: Trước khi hình thành phân tử nguyên tử trung tâm sẽ tiến hành lai hóa, tức là tổ hợp tuyến tính( Tổ hợp cộng các obitan nguyên tử, ở đây là tổ hợp các obitan nguyên tử trung tâm), các obitan tham gia lai hóa phải có năng lượng gần bằng nhau. Sau khi tổ hợp sẽ được các obitan lai hóa giống nhau, tức có năng lượng như nhau, Các obitan lai hóa sễ được sắp xếp sao cho năng lượng là nhỏ nhất.
các obitan lai hóa chỉ có thể xen phủ trục để tạo liên kết xichma mà thôi.


ví dụ: Phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác. Nếu dựa vào VB giải thích như sau. Nguyên tử trung tâm Nito sẽ tiến hành lai hóa sp3.
 II      I       I       I
 Một obitan s chứa 2e sẽ tổ hợp với 3 obitan p chứa 3e độc thân tạo 4 obitan lai hóa sp3 có  năng lượng bằng nhau. 4 obitan lai hóa hình thành có cấu trúc tứ diện. trong đó 1 obitan lai hóa chứa cặp e không liên kết. 3 obitan lai hóa còn lại chứa 3e độc thân xen phủ với 3 obitan nguyên tử hidro tạo thành 3 liên kết N-H hướng về 3 đỉnh. Như vậy phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác
Một số dạng lai hóa
+> Lai hóa sp: Obitan s tổ hợp với 1 obitan p tạo ra 2 obitan lai hóa sp. 2 obita lai hóa sp có cấu trúc đường thẳng.Vd axetilen C2H2
+> Lai hóa sp2: 1 Obitan s tổ hợp với 2 obitan p tạo ra 3 obitan lai hóa sp2 hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều. vd SO3, BH3
+> Lai hóa sp3: Trường hợp NH3, CH4, H2O...


Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “ Phương pháp VB và ứng dụng” của tác giả   Đỗ Thị Len tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33414






Nhận xét

Bài đăng phổ biến