Về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc
Về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc
Tác giả: Mai Thanh Hải
Có
nhiều cách hiểu sai lạc về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc và càng sai lệch
về “Tam giáo đồng nguyên” ở nước ta. Ví dụ: từ điển Cao Đài ( xuất hiện “miễn
phí” trên Internet từ dăm năm nay, giải thích (trích yếu) như sau:
“Tam
giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo... cùng một
gốc, gốc đó là Đức Chúa Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngày nay gọi là Đấng Cao
Đài. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên có từ thời nhà Tống bên Tàu, cách nay khoảng
1.100 năm. Lão giáo thì cho vạn vật đều có nguồn gốc là Đạo, cuộc đời là phù
vân, hơi đâu mà lo nghĩ. Phật giáo thì cho vạn vật do Chân như mà ra, sắc với
không là một, sự sinh sinh hóa hóa là do vọng niệm chớ không có thực. Nho giáo
thì cho sự biến hóa trong Vũ trụ là do nhất động nhất tịnh của Thái cực mà ra.
Thành thử cái gốc của Tam giáo vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau.
Tóm lại, ở Trung Hoa, Tam giáo vốn đồng nguyên, nhưng về cách lập giáo và thuyết
minh của mỗi giáo có khác, làm cho người ta lầm tưởng Tam giáo khác hẳn nhau”.
Để rõ hơn về giải thích nêu trên, chúng ta có
thể tìm trong lịch sử tư tưởng ( tôn giáo Trung Hoa, do hoàn cảnh nào vvì sao
giới học giả nêu ra thuyết “Tam giáo đồng nguyên”. Người đầu tiên nêu học thuyết
hòa đồng này chính là Đào Hoằng Cảnh
(456-536). Ông đề xướng thuyết “Tam giáo đồng nguyên” với lí lẽ đơn giản là: ba
tôn giáo Nho, Phật, Đạo đều cùng từ một nguồn gốc, cùng đưa con người đến đỉnh
cao của như ý toại nguyện. Thuyết ấy được đưa ra đúng lúc vua chúa thích có những
bày tôi trung thành do Nho giáo cung cấp, lại thích sống mãi lâu dài để hưởng
thú vui của Đạo giáo, lại cũng muốn sau cùng được giải thoát để đạt được Niết
Bàn của Phật giáo. Thuyết Tam giáo đồng
nguyên thịnh vượng được mấy trăm năm, nhất là trong thời Đường - Tống
(650-1257) cho đến lúc mà xã hội thấy chỉ nêu đồng nguyên là chưa thật sâu sắc.
Vương Trùng Dương lập ra phái Toàn Chân
nâng cao lên thành chủ trương “Nho, Thích, Đạo hợp nhất” xây dựng lí thuyết về
Thiên đình bảy cấp, và viết các giáng bút giả lời thần tiên đọc cho các ông đồng
bà cốt truyền đi khắp nơi; ông ta hô hào các học giả đều cần phải thấm nhuần Đạo
Đức kinh và Thanh Tĩnh kinh của Đạo giáo, Bạn Nhược Tâm kinh của Phật giáo và
Hiếu kinh của Nho giáo, để thật sự là một con người của “Nho, Thích, Đạo hợp nhất”.
Xét
riêng cái gọi là “Đạo giáo” xuất hiện
khoảng ba trăm năm trước Công nguyên ở Trung Quốc, từ trong ban sơ, nó không hề
cầu xin ở một Đấng Tối cao linh thiêng, huyền bí nào cả; nó không hình dung ra
một Thượng Đế nào cả; nó cũng không dựng ra một Thiên Chúa đứng trên cao, sáng tạo ra thế giới. Nền tảng tư
tưởng của nó là đi tìm hạnh phúc ở chính mình, không chạy theo ngoại vật. Cho đến
khi dần dần mang những yếu tố thờ cúng. Đạo giáo xuất phát từ tính thống nhất
ba mặt giữa thần linh, con người và vũ trụ tự nhiên; quỷ thần có thể chi phối số
phận con người, và ngược lại, con người có thể tiếp xúc với quỷ thần qua môi giới
là đạo sĩ, là các thầy pháp sư, phù thủy, ta gọi nôm na là ông đồng bà cốt.
Theo
truyền thuyết, người xướng xuất Đạo giáo (cũng có nơi gọi là Lão giáo) là Lão Tử
(tiếng Anh ghi tên ông là Laotzu).
Nhưng
thật ra, chẳng có ai tên là Lão Tử, chẳng hề có học giả nào, đạo sĩ nào, một
con người nào mang họ Lão ở đây cả. Cũng có thể có một người cao tuổi sau này
được tôn lên như một nhà triết học Trung Hoa cổ đại; Lại đồn rằng, ông già này
người nước Sở, không ai biết ông sinh năm nào, mất năm nào (sau này, có sách
ghi áng chừng là ông sinh khoảng năm 604 TCN, mất khoảng năm 523 TCN); Lại đồn
rằng, mẹ ông mang thai đến mấy trăm năm mới sinh ra ông, cho nên chú bé vừa
chào đời, râu đã dài ba thước. Tên thật là gì không ai biết, nhưng chắc chắn
không phải là họ Lão. Sau này, có nơi cho rằng ông tên là Lý Nhĩ hoặc Lý Đam, tự
là Bá Dương. “Ông” không có một cái tên đích xác, một tiểu sử chính xác, cũng
như bất kì một tác phẩm cụ thể nào cả. Sau này, người ta gán cho “ông” có một tác phẩm chính, gọi là Đạo Đức
kinh (Dao De Jing), nhưng thật ra cuốn sách này do một người tên là Hoàn Uyên tự
coi mình như học trò của “thầy” Lão Tử tập hợp lời đồn truyền và biên soạn vào
thời Chiến Quốc. Vì Đạo Đức kinh được biên soạn bằng ngôn từ tư biện nên rất xa
lạ so với cách diễn đạt quen thuộc sau này. Chữ cổ ghi lời xưa, nhiều câu ghi ù
ờ, đời sau thả sức đoán. Cho nên ngay khi đó và nhất là về sau này, có nhiều cách
hiểu khác nhau, nhiều cách giải thích khác nhau, mỗi cách có môi trường ảnh hưởng
to lớn khác nhau, như câu: “Đạo vi nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh
vạn vật”, thì có thể diễn ra là “Đạo vốn là một, một sinh ra hai, hai sinh ra
ba, ba sinh ra vạn vật”; Lại có câu: “Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả
danh, phi thường danh” (có thể hiểu là: “Đạo mà ta chế gọi được, không còn phải
là đạo thường. Danh mà có thể gọi được thì không phải là danh thường”. Những
người bảo vệ nổi tiếng của Đạo giáo là Dương Chu (340-266 TCN), Tống Hinh, Doãn
Văn và nhất là Trang Tử (369-286 TCN). Trang Tử đề ra phép biện chứng của ít và
nhiều, tuyệt đối và tương đối, ổn định và biến đổi, nhưng Trang Tử cũng cố sức
tuyệt đối hóa cái ít trong cái nhiều, đứng yên trong vận động, cố sức tách biệt
“đạo” với sự vật, nhằm tạo ra cơ sở tư tưởng cho Thuyết Vô vi của ông. Thuyết
này trở thành một trong những nguồn tư tưởng hình thành tín ngưỡng Đạo giáo lúc
gần bước sang Công nguyên.
Xã
hội thủa ấy đầy rẫy mê tín, cúng tế quỷ thần, phù phép đồng bóng và bói toán tướng
số tử vi, đặc biệt là mê tín chạy theo thần tiên. Các “Đạo” biến thể thời này
thường ưa dùng ma thuật (magic); ma thuật thường gắn bó với niềm tin rằng, con
người có thể dùng những sức mạnh siêu nhiên để tác động vào tự nhiên và con người,
như bằng khấn nguyện, làm phép, yểm bùa, ấn quyết, mở phép lạ, chạy đàn, đốt hồn
vía, niệm thần chú, là “quỷ thần”.
Các
biểu tượng ma thuật cũng được gắn liền với thuật yểm bùa, chữa bệnh bằng phù
phép, rồi dần dần “tiến lên” các pháp thuật của thầy phù thủy, kể từ việc đeo
bùa hộ mệnh, ngậm rượu trong mồm phun ra để tạo mưa, gọi ma quỷ lên đánh đòn
xua đuổi để giải hạn, xoa đầu các hòn đá để được chửa đẻ, cho đến việc “dậy” âm
binh đi dẹp các nạn dịch bệnh hoặc các tai họa lớn của cả một vùng đất, việc “xức
dầu” lên người con bệnh, dùng “thánh cốt” hoặc “kỉ vật” của các bậc thần tiên để
chữa bệnh, việc tắm trong dòng sông thiêng liêng hoặc lấy nước suối thiêng, giếng
thần về để tắm khỏi bệnh (như truyền thuyết Lý Thần Tông được tắm bằng vạc dầu
thần của pháp sư Không Lộ, để rụng hết lông cọp mọc đầy người)(1).
Kẻ
có quyền thế, cũng như kẻ lắm bạc nhiều gạo, mong ước được sung sướng bền lâu
và mãi mãi đua nhau đóng bè mảng, tàu thuyền ra biển khơi để tìm đến ba ngọn
núi Bồng Lai, Phương Trương và Doanh Châu mong được gặp tiên ông, tiên cô, để
xin được các “linh đan”, các thứ thuốc “trường sinh bất tử”. Đến thời Đông Hán
(25-220), những hình thức mê tín ấy kết hợp với học thuyết Đạo Gia, dẫn đến sự
xuất hiện của Đạo giáo. Khi nó thu hút tất cả các tín ngưỡng dân gian, phát triển
mạnh tế lễ và pháp luật, tự biến dạng thành
Đạo Thần tiên, Đạo Phù thủy, luyện
đan làm thuốc trường sinh bất tử, làm phép lạ để tận hưởng khoái lạc. Vị đạo
trướng nổi tiếng nhất là Vu Cát, sống giữa thế kỉ thứ II, tác giả sách Thái Bình Kinh, dùng phép âm dương, ngũ hành
để phù phép, lên đồng bóng gọi hồn người chết, sai khiến ma quỷ,v.v… (các
“phép” này sau gọi tóm chung là Vu thuật cổ đại).
Đến
thời Tam quốc (220-280), người theo các Đạo ấy, quấn trên đầu một mảnh vải
vàng, (nên sau gọi là đạo Hoàng Cân; Hoàng cân nghĩa là khăn vàng, nên cũng còn
gọi là Đạo Khăn vàng), dần dần mang theo
màu sắc Thiên Niên luận và đạo Cứu thế(2) . Đạo Khăn vàng dùng thờ cúng tổ tiên
cốt để tập hợp quần chúng chống lại vua quan hà khắc; lấy Thái Bình kinh làm
“Kinh điển”; sau đó, biến thành đạo Thái Bình, đi đâu cũng tuyên truyền phép
trường sinh bất tử, dùng tàn hương nước lã phù phép để chữa khỏi bệnh và sống
mãi không chết. Để gây uy thế cho mình, làm cho Đạo tăng thêm vẻ huyền ảo, kì
bí, đạo trưởng bịa ra rằng chính ông nội của ông ta đã từng được đích thân Lão
Tử trao cho sứ mệnh dùng Thái Bình kinh để xây dựng thành đạo Thái Bình cho
toàn thể loài người mãi mãi thoát khỏi cảnh khổ sở đói khát. Từ một hệ tư tưởng
triết học, pha trộn thêm nhiều hình thức lễ bái, tín ngưỡng, rồi biến dần thành
một hình thức tôn giáo, bao gồm cả sử dụng nhiều công cụ trang trí (như tranh,
tượng, bát bửu,...) hoặc phòng vệ (như nhẫn, bùa, ngải,...) dùng đồng thời với
nhiều dạng thức ma thuật (xiên lình, hú hồn, cầu hồn, lên đồng, đuổi ma quỷ,
v.v...) khác. Tượng trưng cho hình thức tín ngưỡng ( tôn giáo này là biểu tượng
Âm Dương được bao quanh bằng Bát Quái. Lí luận chủ toàn của nó là nền tảng của
Dịch học, Tử vi, Phong thủy, Siêu Hình học Trung Hoa.
Sau
khi hai “đạo” trên bị đàn áp, bộ phận còn lại biến thành một loại hình tôn giáo
chính thống, mang tâm trạng bất mãn với triều đình, triền miên chống đối, chờ
thời cơ nổi lên. Nhưng ba bốn trăm năm cứ liên tiếp thất bại, nhiều trí thức chán
nản đi tìm thần tiên trên núi để được an ủi; Một số người đi vào học thuật, trở
thành học giả có tiếng tăm như Cát Hồng,
Đào Hoằng Cảnh, Lục Tu Tỉnh, Khấu Khiếm Chi, Vương Hy Chi (như thư pháp), Vương Hiến Chi, v.v... Cát Hồng (238-363) (được đời sau gọi là Cát
Tiên ông) chủ trương kết hợp Đạo giáo với Phật giáo và Nho giáo, thành đạo Kim
Đan của quý tộc, nhưng tập trung vào tính bất tử thiêng liêng là đặc trưng của
Đạo giáo. Chính lúc đó, Đào Hoằng Cảnh (456-536) đưa chủ trương của Cát Hồng
thành lí luận, thành học thuyết Tam giáo đồng nguyên, với lí lẽ rằng, cả ba đạo
Nho, Phật, Đạo cùng một nguồn gốc. Ông ta xây dựng hoàn chỉnh lí thuyết về
Thiên đình Đạo giáo; cho rằng, Thiên đình có bẩy cấp, và giáng bút mượn lời thần
tiên đọc cho các ông đồng bà cốt truyền đi khắp nơi(3). Vua chúa sau này thích
có những bầy tôi trung thành mà Nho giáo cung cấp, thích sống mãi để hưởng thú
vui của Đạo giáo, lại cũng thích đạt Niết Bàn của Phật giáo, cho nên thuyết Tam
giáo đồng nguyên mấy trăm năm thịnh vượng (từ thời Nam - Bắc triều (420-581)
cho đến thời Tuỳ ( Đường (581-907)).
Dưới
ngọn cờ tư tưởng dung hợp về Tam giáo đồng
nguyên, Đào Hoằng Cảnh, nhà lí luận nổi tiếng nhất đầu thế kỉ thứ VI, đã viết
sách Chân linh vị nghiệp đồ để dễ phổ cập học thuyết Tam giáo đồng nguyên.
Sách
Chân linh vị nghiệp đồ nêu chư thần được xếp thành 7 cấp độ ngay ngắn, rõ ràng:
-Cấp
độ thứ nhất, đứng đầu là Nguyên Thủy Thiên Tôn, có danh hiệu là Hư Hoàng Đạo
Quân; bên tả xếp thành hàng chữ nhất có Ngũ Linh Thất Minh Thần Sinh Cao Thượng Đạo Quân, Đông Minh Cao Thượng
Hư Hoàng Đạo Quân; bên hữu là Tử Hư Cao Thượng Nguyên Hoàng Đạo Quân, Động Hư
Tam Nguyên Thái Minh Phượng Hoàng Đạo Quân;
-Cấp
độ thứ hai là Đạo Đạo Quân có tên hiệu đầy
đủ là Thái Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thuần Huyền Hoàng Đại Đạo Quân, với
hàng loạt chư thần đã giáng xuống trần thế thành nhân vật lịch sử như Doãn Hỉ,
An Kỳ Sinh, Cát Huyền, Khổng Tử, Nhan Hồi, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Tư Mã
Quý Chủ, Trang Tử, Lão Đam, v.v...;
-Cấp
độ thứ tư, đứng đầu là Thái Thanh Thái Thượng Lão Quân, chính là Lão Tử (thuở
ban đầu, Đạo giáo xếp Lão Tử là thần của muôn thần, đến khi “trưởng thành”, Đạo
giáo có bảy hệ thần nên Lão Quân không còn là chúa tể vũ trụ, sinh trước Trời Đất
nữa, cũng không còn là “thần của muôn thần” nữa, mà là Thái Thanh giáo chủ, tức
là giáo chủ của Đạogiáo thôi);
-Cấp
độ thứ năm, đứng đầu là Trương Phụng; Cấp độ thứ sáu, đứng đầu là Trương Mao
Quân; Cấp độ thứ bẩy, đứng đầu là Phong
Đô Bắc Âm Đại Đế.
Trên
đây mới chỉ là phả hệ thần tiên của đạo sĩ phái Mao Sơn. Ngoài ra, còn có không
ít thần phả của nhiều phái khác nhau, chứng tỏ đây không còn là ảo giác của thời
nguyên thủy nữa, mà đã là kết quả cấu tạo có ý thức mang chiêu bài đồng nguyên
của tam giáo. Xuyên qua mây mù bao quanh, “thần phả” cho ta thấy quan niệm về
sơ đồ vũ trụ cổ đại Trung Quốc và thấy rõ hệ quy chiếu thứ hai của tổ chức thần
phả này là quan niệm đối lập nhị nguyên “sinh tồn” và “tử vong”, khẳng định tâm
linh con người đãxác lập tình cảm cơ bản nhất, đó là hướng về sự sống và sợ hãi
cái chết, nhất là sự sợ hãi cái chết cũng là nguồn gốc tâm lí của truyền thống
quỷ thần.
Về
sau, trong quá trình truyền tới các vùng miền khác nhau, Đạo giáo lại thấy cần
thâu nạp thêm các đấng bậc bất tử để việc thờ cúng được thêm uy nghi, phồn thịnh.
Bàn thờ qua từng thời gian lại lần lượt có bày thêm “bát tiên” với nhiều tài lạ,
phép quỷ, ví như Lã Động Tân thường mang một cái chổi đuổi ruồi, nổi tiếng là vị
tiên bảo trợ sức khỏe, có tài chữa được mọi bệnh tật hiểm nghèo; Lý Thiết Quài
luôn luôn mang theo quả bầu và cái nạng, xuất hiện như một người ăn xin què cụt,
bênh vực kẻ cô đơn; Trương Quả Lão có khả năng tàng hình, thường cưỡi một chiếc
xe tơ trắng, mang một cái đàn ống trúc và hai cái gậy, bảo trợ cho các cụ cao
niên; Hà Tiên Cô tiên nữ cầm cái muôi tre, một bông sen và đôi khi thêm một
trái đào tiên, nổi tiếng về khổ hạnh và lòng nhân ái; Hán Tương Tử ( vị tiên bảo
trợ các nhạc sĩ, luôn cầm một ống tiêu, nổi tiếng về ăn tiêu hoang phí, ưa cảnh
sống tịch mịch; Chương Lý Quyền là một chiến binh bị bại trận, sau trở thành
nhà luyện đan nổi tiếng, tay luôn luôn cầm một cái quạt; Lam Thái Hòa, một chân
đi giày một chân không, tay mang giỏ hoa, bảo trợ người trồng hoa và bán hoa;
Tào Quốc Cửu, là vị bảo trợ các diễn viên nghệ thuật, áo quần luôn luôn lộng lẫy,
giàu năng lực ma thuật.
Sang
đến thời Đường ( Tống, Đạo giáo được giai cấp thống trị nâng đỡ nên thế lực lan
bùng khá mạnh, phát triển nhiều nhánh, kết hợp rất nhiều hình thái cúng bái phù
thủy, pha trộn các loại mê tín dị đoan, thờ đủ mọi thứ thần thánh, kể từ Ngọc
hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão quân ( tức Lão Tử, rồi đến sao Bắc Đẩu (gọi là
Huyền Vũ), rồi đến sao Văn Xương, sau đó là Quan Thánh, tức Quan Vũ (tức Quan
Vân Trường đời Tam Quốc), v.v... Các đạo này trước sau đều tập trung thờ cúng
Lão Tử cùng các vị tiên, Lão Tử được coi là hóa thân của “đạo” đã nhiều lần
giáng sinh xuống làm người; họ cho rằng “đạo” đã sinh ra các đấng Trời như “Ngọc
Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh, được gọi chung là “Tam Thanh Thiên”. Các vị
tiên không những chỉ ở trên các tầng trời mà còn ở trong 36 hang động và phúc địa
ở trên mặt đất. Đến đời Thanh
(1644-1911), lại thờ thêm Mã tổ Nữ thần phù hộ người đi biển và Chân Vũ dáng
rùa và rắn. Các biến thể của Đạo giáo đua nhau mở ra thật nhiều phương thuật
phù chú cầu sống lâu, đưa kẻ quyền quý và giàu sang thả sức hưởng khoái lạc,
vênh vang ôm hết phúc lộc thọ trong thiên trạng cầu an của kẻ nghèo khổ bằng
cách vun quén tư tưởng mong cầu hòa bình âm ỉ trong dân gian. Tín đồ được dẫn dắt
tu luyện mau thành tiên ông, tiên bà “trường sinh bất tử” với cả trăm phép thuật
luyện khí công, nhịn ăn lương thực (tịnh cốc), luyện đan (trộn lá quý thành thuốc
viên). Các phương sĩ chuyên đi thực hành thuật luyện đan, bày đặt cho vua chúa
và giới quyền quý có thuốc là biết cách sống sao cho trường sinh bất lão, thậm
chí là trường sinh bất tử; và có loại các ẩn sĩ luôn lẩn trốn vào núi cao, sống
xa lánh cuộc đời để khỏi bị danh lợi trói buộc, để chính mình mau chóng trở
thành tiên. Về mặt xã hội, nó trở thành động lực tinh thần cho các “đạo sĩ” đi
tìm thần tiên và thuốc trường sinh bất tử, cũng như các đạo thờ cúng quỷ thần,
dùng khói hương, chiêng trống, tranh tượng, đồ bát bửu và nhiều dạng thức ma
thuật (như bùa ngải, xiên lình, hú hồn, cầu hồn, lên đồng, đuổi ma...) quyến rũ
đệ tử giàu hèn cùng vào thế giới linh thiêng(4); mặt khác, hoạt động trong nông
dân nghèo khổ, các đạo này sử dụng nhiều ma thuật(5), tác động mạnh vào tập
quán bình đẳng của lối sống công xã nguyên thủy, kích động nông nô và nông dân
nổi dậy khởi nghĩa, phá bỏ sự áp bức tàn bạo của giai cấp thống trị, nhờ đó có ảnh
hưởng to lớn và sâu rộng trong quần chúng lao khổ.
Được đưa vào Trung Quốc khoảng cuối đời Tây
Hán (đầu Công nguyên) lúc đầu Phật giáo được coi là một loại phương thuật thần
tiên, chỉ một bộ phận nhỏ thuộc tầng lớp trên của giai cấp thống trị phụng thờ;
Phật giáo lao vào vạch ra con đường chịu khổ đời này, lúc chết được ban thưởng
hóa kiếp sung sướng cực lạc. Thời Ngụy ( Tấn, Nam Bắc triều (420-589), Phật
giáo trở thành tôn giáo của quần chúng, giáo lí nhà Phật cũng được một bộ phận
xã hội tiếp nhận lí tưởng bình đẳng (ai cũng có thể tới Niết Bàn, cũng có thể
thành Phật). Cùng núp dưới chiêu bài “Tam giáo đồng nguyên”, các tôn giáo dẹp bỏ
những chuyện trái tai gai mắt. Mặt khác, các tầng lớp thống trị cũng sớm biết lợi
dụng Phật giáo làm công cụ mê hoặc quần chúng, ru ngủ con người đi vào siêu
thoát. Điển hình như Lương Vũ Đế (502-550) tuyên bố lấy Phật giáo làm Quốc
giáo, liền đó, Phạm Chấn đưa ra Thần diệt
luận, dùng tư tưởng duy vật thô sơ đập mạnh Phật giáo: “Nhục thể là bản thể của
tinh thần; tinh thần phá hủy xác thịt; rời khỏi xác thịt thì tinh thần cũng bị
diệt bỏ”.
Hơn
một năm sau, Phật giáo bị lợi dụng xấu xa nhất như một màn diễn bi hài kịch,
khi cung phi Võ Tắc Thiên vào chùa tu lúc 27 tuổi, nhưng thật ra là để dễ làm
nhân tình của thái tử, sau lên ngôi là Đường Cao Tông, cho tới khi sư nữ có
thai liền được Cao Tông đưa về triều làm chính cung hoàng hậu; sau này, khi quyền
bính nằm trọn trong tay, Võ Tắc Thiên cho dựng bộ kinh Phật Đại Vân kinh, gồm 4 tập, nội dung ghi rõ: “Võ
hoàng hậu nguyên là Đức Phật Di Lặc xuống trần để làm Vua cai trị thiên hạ”. Đến
70 tuổi, bà bắt quần thần tôn lên làm Hoàng Đế, đổi quốc hiệu nhà Đường thành
nhà Chu; mười năm làm Hoàng Đế, “Đức Phật Bà” bảo: “Các nam hoàng đế có biết
bao nhiêu cung tần mĩ nữ, ta là nữ hoàng đế sao lại không có những phi tần trai
tráng cho mình?
Nói
chung, thời Tùy ( Đường (581-907), Phật giáo trở thành một thế lực kinh tế ( xã
hội to lớn, lập được hàng chục nghìn điền trang núp danh tu viện để phát triển
thế lực chính trị ( tư tưởng, nảy nở hàng loạt tông phái mang đặc trưng dân tộc
Trung Hoa. Đến thời Tống - Minh (960-1644), các phái Phật giáo dần dần có xu hướng
dung hòa, thực hiện “Tam giao đồng nguyên”, muốn nhòa dần trong “Nho - Thích -
Đạo hợp nhất” để dễ tồn tại.
Đến
đây, nên bàn thêm đôi điều về Nho giáo. Nho giáo không hề đồng nhất với học
thuyết của Khổng Khâu (551-479 TCN), vì rất lâu trước lúc Khổng Khâu ra đời, ở
Trung Hoa đã có một tầng lớp người, gọi là các nhà nho (Nho gia), tức là những
người “học theo đạo thánh hiền”, tự cho
rằng mình hiểu biết được lẽ Trời, Đất và lẽ người, đi dạy bảo người ta ăn ở
“cho phải đạo”. Hơn ba trăm năm sau khi Khổng Khâu chết (479 TCN), học thuyết của
Khổng đã bị người đời lãng quên, mãi đến thế kỉ II TCN, di sản tư tưởng của Khổng
Khâu mới được Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) tân trang thành thuyết Thiên Nhân cảm ứng, tạo thành cơ sở lí luận
và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Hoa suốt hai nghìn năm. Thậm chí, đến
năm 136 TCN, vị vua thứ sáu nhà Tây Hán là Hán Vũ Đế (149-86 TCN) ra lệnh “bãi
truất bách gia, độc tôn Nho thuật”; Hán Vũ Đế, tên thật là Lưu Triệt, trong đời
làm vua, 11 lần thay đổi niên hiệu cho đẹp, nhưng tính tình hung bạo, nét mặt
đanh ác, giết người không ghê tay; khắp xứ trẻ con khóc, nhắc đến tên Hán Vũ Đế
là sợ hãi nín thít ngay; suốt sáu chục năm làm vua thi hành hàng loạt chính
sách bóc lột thậm tệ, vét hết, vét sạch của cải trong dân. Vũ Đế vận dụng triệt
để học thuyết Nho gia vào việc cai trị. Nho giáo bắt đầu trở thành hệ tư tưởng
chính thống của xã hội Trung Quốc. Từ đời Hán trở về sau, khuôn thước chuẩn mực
Nho giáo biến thành tín điều thiêng liêng, sách vở Nho giáo trở thành “báu vật
của Thánh hiền”. Đến khi ấy, tức là gần 500 năm sau khi qua đời, Khổng Khâu lại
được biến thành một “Đức Thánh” để thờ cúng, để lễ bái và cầu xin, và từ đó,
Nho giáo khoác áo choàng mang màu sắc tôn giáo. Nhiều người thấy hình thức lễ
nghi cúng tế Khổng Khâu đã tưởng lầm đây là một tôn giáo, và khoác cho nó cái
tên là “đạo Khổng”, nói chữ là “Khổng giáo”. Không ít người nêu công lao của Khổng
Tử và của Nho giáo nói chung là đã khởi xướng và nuôi dưỡng cái “truyền thống
Quân Thần Trung Hoa” (chienese imperial tradition), từ đó sinh ra bao nghi thức,
lễ nghi vái lạy thờ phụng vua chúa cùng Trời Đất. Nếu hiểu như vậy thì “Khổng
giáo” đúng là một tôn giáo, và như vậy đáng được gọi là Khổng giáo hay đạo Khổng,
và lẽ đương nhiên sẽ dẫn tới tưởng tượng để vẽ tranh, treo ảnh, dựng tượng Đức
Thánh Khổng Phu Tử, xây văn miếu, lập bàn thờ, nghi ngút cúng tế Đức Thánh Khổng,
vái lạy xì xụp, xin Đức Thánh phù hộ cho học giỏi, thi đỗ, ra làm quan.
Đạo
Nho được mở đầu bằng các thuyết về Âm Dương, về Bát quái, về Ngũ hành, trước hết
nhằm giải thích nguồn gốc vạn vật. Âm dương, còn gọi là lưỡng nghi, tác động
vào nhau mà tạo thành tất cả mọi vật trong trời đất này. Trong Bát quái, Càn và
Khôn là quan trọng nhất. Với quan niệm
tám yếu tố vật chất tạo nên vũ trụ, có chú ý đến sự phát triển của sự vật, thuyết
Bát Quái là một tư tưởng triết học mang tính duy vật biện chứng, nhưng yếu tố
tích cực còn hạn chế; thuyết Bát Quái sau này là cơ sở cho việc bói toán.
Ngũ
hành là năm tác nhân tạo nên sự vật, gồm: Mộc (gỗ), Hỏa (lửa), Thổ (đất), Kim
(khí) và Thủy (nước).
Từ
các thuyết trên, các nhà Nho “Âm Dương gia” mở ra trường phái tư tưởng thời Chiến
Quốc(6), dựa vào Âm Dương và Ngũ hành để giải thích sự biến hóa trong giới tự
nhiên, sự chuyển biến trong bốn mùa, bốn phương, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ
âm, thập can, các con số và sự phát triển của xã hội. Nhân vật tiêu biểu của
phái Âm Dương gia là Trâu Diễn. Đến thời Tây Hán, thuyết Âm Dương Ngũ Hành được
bổ sung và có ảnh hưởng lâu dài trong tư tưởng triết học Trung Quốc.
Dẫu
là truyền thuyết, lịch sử cổ đại Trung Quốc được tính từ đời Phục Hy, tiếp đó
là Hoàng Đế, rồi dòng dõi Hoàng Đế là Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ; Vũ chết,
con của Vũ là Khải lên làm vua, mở đầu chế độ cha truyền con nối, và cũng đánh
dấu Trung Quốc bước vào xã hội có nhà nước. Ba vương triều nối tiếp nhau: nhà Hạ
từ thế kỉ XXI đến thế kỉ XVI TCN; nhà Thương, còn gọi là nhà Ân, từ thế kỉ XVI
đến thế kỉ XII TCN; nhà Chu, từ thế kỉ XI đến thế kỉ thứ III TCN. Trải dài tám
thế kỉ tồn tại, nhà Chu chia làm hai thời kì là Tây Chu, từ đầu triều Chu đến
năm 771 TCN (gọi là Tây, vì đóng đô ở Cao Kinh phía Tây) và Đông Chu từ 770 đến
221 TCN (gọi là Đông vì dời đô sang Lập Ấp
ở phía đông. Thời Đông Chu tương đương với
hai thời đoạn là thời Xuân Thu (722-481 TCN) và thời Chiến Quốc (403-221 TCN);
đó là 500 năm nhà Chu suy yếu, các chư hầu nổi lên, liên miên chiến tranh cắn
xé nhau và tiêu diệt nhau quyết liệt, đói kém kinh người. Các nhà tư tưởng đưa
ra vô số quan điểm để giải thích Trời, Đất và thời cuộc, hình thành nhiều trường
phái và học thuyết khác nhau, chẳng hạn như Pháp gia: bắt nguồn từ các nhà cải
cách phương pháp cai trị thời Xuân Thu, nổi tiếng nhất Quản Trọng; thời Chiến
Quốc lại có Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Thận Đáo,... Người đóng góp nhiều nhất
là Hàn Phi (khoảng 280-230 TCN), cho rằng vật chất và tinh thần đều do Đạo sinh
ra, sự vật luôn luôn thay đổi, khi còn, khi mất, bỗng sống, bỗng chết, lúc thịnh,
lúc suy. Ông cho rằng, “dân vốn nhờn với lòng thương, mà chỉ vâng theo uy lực”,
cho nên cần dùng pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai trị. Nhưng muốn pháp luật
có thể được thi hành thì vua phải có thế, tức là phải đầy đủ uy quyền. Ngoài
ra, cai trị phải có thuật, tức là phương pháp bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt,
tức là có đủ ba yếu tố pháp, thế, thuật.
Tóm
lại, học thuyết chính trị của Pháp gia không gì khác là chủ nghĩa độc tài
chuyên chế thực dựng cổ đại. Những bài viết và bài nói của Hàn Phi, về sau được
tập hợp thành sách, lại gọi là sách Hàn Phi Tử, cũng có khi người ta tách Hàn
Phi ra khỏi Pháp gia, để hình thành thêm một phái mới gọi là Hàn gia. Ông chủ
trương phải quan tâm đến sản xuất lnông nghiệp và chiến đấu: “...dân trong nước,
mọi lời nói hợp với pháp luật, mọi việc dốc vào việc cấy cấy, kẻ dũng cảm dốc hết
sức vào việc quân, do đó khi vô sự thì nước giầu, khi hữu sự thì binh mạnh. Đó
là cái vốn của nghiệp vương, lại biết lợi dụng thời cơ của nước thì vượt Ngũ Đế,
ngang Tam Vương, tất là do phép ấy,...”. Bao nhiêu năm Xuân Thu, Chiến Quốc,
chiến tranh liên miên, Pháp gia (và Hàn gia) chủ trương dùng pháp trị là đúng,
nhờ đó mà nhà Tần mau thống nhất được đất nước.
Nhưng
mặt khác, lại quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận đạo đức,
tình cảm, thủ tiêu văn hóa, giáo dục. Vì thế, sau khi thống nhất đất nước, nhà
Tần tiếp tục “pháp trị”, nên chỉ được 15 năm thì sụp đổ. Vương Bật (226-249) và
người bảo trợ là Hà án được coi là những
người xướng xuất lí thuyết Huyền học, bằng cách nghiên cứu Kinh dịch, tham khảo
Đạo Đức kinh, tư tưởng Trang Tử và triết lí của Phật giáo Đại thừa. Tuy vẫn thừa
nhận mình la Nho gia, nhưng các nhà Huyền học phản bác các danh hiệu như người
theo Khổng giáo, người theo Đạo giáo, và cố khám phá chân lí tối hiệu cao tiềm ẩn
trong Nho giáo, trong Trang Tử, cũng như trong Phật giáo Đại thừa. Họ ca ngợi
Vương Chung (27-100) trước đó đã dám vượt bỏ Siêu hình học của Khổng giáo để
tìm đến các hệ thống phức tạp về những tương ứng giữa Trời, Đất và Con người,
các chu kì của cái gọi là Ngũ hành, dựa vo đó để có các cố gắng dự đoán tương
lai. Khát vọng hiểu biết các nguyên tắc cơ bản của vũ trụ không bị mất đi, những
khái niệm cơ bản không bị hoàn toàn bãi bỏ. Trong thế kỉ thứ III, Huyền học nổi
bật lên để làm đầy khoảng trống Siêu hình học. Huyền học cho rằng, các hiện tượng
vô hạn của vũ trụ là ngẫu nhiên, ngắn ngủi và không có bất kì mô hình ý nghĩa
no; từ đó, luận ra là tất cả chúng phải được phát sinh bởi một chân lí đơn giản,
vĩnh cửu. Đó là hư không nguyên thuỷ, hay vô thể, nguồn gốc của mọi hữu thể.
…
Mời
các bạn quan tâm đọc tiếp bài viết tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19587
Nhận xét
Đăng nhận xét