Bồ Tát Quan Thế Âm và mười hai điều nguyện
Quán
Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn
nguyện lẫn lộn ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan
Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v…
Quyển
kinh nói về Ngài, mà hiện nay phái Bắc Tôn (Trung Hoa, Cao Ly, Nhựt Bổn, Việt
Nam) còn truyền tụng là quyển “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ
Môn Phẩm”. Theo lời kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là
ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu
ngay. Ngài dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh không biết muôn ức nào mà kể. Nếu
cầu Ngài với danh hiệu thuộc về một phân thân nào của Ngài thì Ngài xuất hiện y
theo phân thân ấy để cứu độ. Kinh Phổ môn có biên rành 12 điều đại nguyện của
Ngài.
Theo
kinh truyện để lại, Ngài phân thân giáng trần 33 kiếp, khi thì mượn xác nam
nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì ở vào cảnh quyền quý cao sang, khi thì vào
hàng bần cùng cơ khổ, khi thì sanh làm đạo sĩ, khi thì làm tỳ khưu, v.v…
Hiện
nay đời còn truyền tụng hai kiếp giáng trần làm phụ nhơn của Ngài là: kiếp thứ
mười làm bà Thị Kính, kiếp chót làm bà Diệu Thiện. Sau khi thoát kiếp chót này
Ngài được chứng quả Phật Tổ tại Phổ Đà Sơn (Nam Hải).
12 Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ
Tát
1.
Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện.(Lạy)
Được
xưng tặng là hiểu biết đầy đủ thông dong hoàn toàn, Ngài đem pháp tu hành mà
khuyên độ khắp cùng.
Nguyện
Thứ Nhất:
Khi
thành Bồ Tát
Danh
hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm
Mười
hai lời nguyện cao thâm
“Nghe
tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.
2.
Nam-mô vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện. (Lạy)
Ở
trong một niệm tâm được tự tại vô ngại, Ngài nguyện thường ở biển phương Nam
(Nam Hải) để cứu độ chúng sanh.
Nguyện
Thứ Hai:
Không
nài gian khổ
Quyết
một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn
luôn thị hiện biển đông
Vớt
người chìm đắm, khi dông gió nhiều.
3.
Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ Nguyện. (Lạy)
Luôn
ở cõi Ta Bà và cõi U-Minh, Ngài cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài
Nguyện
Thứ Ba:
Ta
Bà ứng hiện
Chốn
U Minh nhiều chuyện khổ đau
Oan
oan tương báo hại nhau
Nghe
tiếng than thở, mau mau cứu liền.
4.
Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện. (Lạy)
Trừ
khử loài tà ma, yêu quái, Ngài có đủ sức cứu người gặp nguy hiểm.
Nguyện
Thứ Tư:
Hay
trừ yêu quái
Bao
nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
Độ
cho chúng hết u mê
Dứt
trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.
5.
Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện.
(Lạy)
Ngài
nhành dương liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong cái bình thanh tịnh để
rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.
Nguyện
Thứ Năm:
Tay
cầm Dương Liễu
Nước
cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng
sanh điên đảo, đảo điên
An
vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.
6.
Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện. (Lạy)
Thương
xót người đói và sẵng lòng tha thứ, Ngài không phân biệt kẻ oán người thân, tất
cả đều coi như nhau.
Nguyện
Thứ Sáu:
Thường
hành bình đẳng
Lòng
từ bi thương xót chúng sanh
Hỷ
xả tất cả lỗi lầm
Thường
hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.
7.
Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.(Lạy)
Đêm
ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, Ngài nguyện
cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.
Nguyện
Thứ Bảy:
Dứt
ba đường dữ
Chốn
ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh
Cọp
beo . . ., thú dữ vây quanh
Quán
Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.
8.
Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện. (Lạy)
Nếu
ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng
xích cũng được thoát khỏi
Nguyện
Thứ Tám:
Giải
thoát còng la
Nếu
tội nhân sắp bị khảo tra
Thành
tâm lễ bái thiết tha
Quán
Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.
9.
Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện. (Lạy)
Dùng
phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng
sanh.
Nguyện
Thứ Chín:
Cứu
vớt hàm linh
Trên
con thuyền Bát Nhã lênh đênh
Bốn
bề biển khổ chông chênh
Quán
Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.
10.
Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.(Lạy)
Nếu
ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có
phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.
Nguyện
Thứ Mười:
Tây
Phương tiếp dẫn
Tràng
hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn
Tràng
phan, bảo cái trang hoàng
Quán
Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.
11.
Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện. (Lạy)
Ở
giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về
sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.
Nguyện
Thứ Mười Một:
Di
Đà thọ ký
Cảnh
Tây Phương, tuổi thọ khôn lường
Chúng
sanh muốn sống miên trường
Quán
Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.
12.
Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện. (Lạy)
Được
thân hình nghiêm trang không ai so sánh được với Ngài, ấy là kết quả của sự tu
theo mười hai lời nguyện lớn ấỵ.
Nguyện
Thứ Mười Hai:
Tu
hành tin tấn
Dù
thân nầy tan nát cũng đành
Thành
tâm nghiêm chỉnh thực hành
Mười
hai câu nguyện độ sanh đời đời.
Nam
Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Title: | Bồ Tát Quan Thế Âm và mười hai điều nguyện |
Authors: | Thích, Thanh Duệ |
Keywords: | Bồ Tát Quan Thế Âm Phật giáo Giáo lý Mười hai điều nguyện |
Issue Date: | 2010 |
Publisher: | Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam |
Description: | Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số 2/2010; 4 tr. ; TNS07917 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53667 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét