Pyrit
Pyrit
hay pyrit sắt, là khoáng vật disulfua sắt với công thức hóa học FeS2. Ánh kim
và sắc vàng đồng từ nhạt tới thông thường của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu
riêng của nó là vàng của kẻ ngốc do nó trông tương tự như vàng.
Pyrit
là phổ biến nhất trong các khoáng vật sulfua. Pyrit là khoáng vật thuộc nhóm
sulfur. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “lửa”.
Sự
cọ sát hoặc va chạm mạnh của các đá chứa pyrit làm phát ra các tia lửa.
Do
có màu vàng đồng thau nhạt, nên có khi pyrit được tưởng nhầm là vàng.
Tuy
nhiên, rất dễ phân biệt vàng với pyrit vì pyrit nhẹ hơn vàng rất nhiều, đồng thời
lại cứng hơn vàng.
Khoáng
vật này có mặt như là các tinh thể đẳng cực thường xuất hiện dưới dạng các khối
lập phương. Các mặt của lập phương có thể có sọc (các đường song song trên mặt
tinh thể hay mặt cát khai) do kết quả của sự xen kẽ các khối lập phương với các
mặt diện pyrit. Pyrit cũng hay xuất hiện dưới dạng các tinh thể bát diện và dạng
diện pyrit (hình thập nhị diện với các mặt ngũ giác). Nó có mặt gãy hơi không đều
và concoit, độ cứng Mohs khoảng 6–6,5, tỷ trọng riêng khoảng 4,95–5,10. Nó giòn
và có thể nhận dạng trên thực địa do có mùi đặc trưng để phân biệt, được giải
phóng ra khi mẫu vật bị tán nhỏ.
Pyrit
thông thường được tìm thấy ở dạng gắn liền với các sulfua hay ôxít khác trong
các mạch thạch anh, đá trầm tích, đá biến chất cũng như trong các tầng than, và
trong vai trò của khoáng vật thay thế trong các hóa thạch. Mặc dù có tên hiệu
là vàng của kẻ ngốc, nhưng một lượng nhỏ vàng đôi khi cũng được tìm thấy trong
quặng chứa khoáng vật này. Vàng và asen xuất hiện như là sự thay thế đi kèm
nhau trong cấu trúc pyrit. Tại khu trầm tích vàng ở Carlin, Nevada, pyrit asen
chứa tới 0,37% theo trọng lượng là vàng. Pyrit chứa vàng là loại quặng vàng có
giá trị.
Nhận xét
Đăng nhận xét