Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14611
Trong lĩnh vực môi trường, hành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi không tuân theo pháp luật về môi trường, thực hiện không đúng các quy định của pháp luật môi trường hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm các quyền lợi được pháp luật bảo vệ. Trên thực tế, hành vi trái pháp luật môi trường được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng những hành vi dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường thường tồn tại phổ biến ở một số dạng như: vi phạm nghiêm trọng trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; vi phạm quy định trong khiểm soát tiếng ồn, khí thải, nước thải, chất rắn; vi phạm quy định trong phòng ngừa sự cố môi trường…
Ngoài ra, hành vi vi phạm này còn gây ra các thiệt hại về môi trường, từ đó gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức như trình bày ở trên. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt vi phạm pháp luật môi trường với các vi phạm khác.
Theo
quy định tại khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Như vậy, hành vi gây
ô nhiễm môi trường được hiểu là hành vi tác động tới các yếu tố của môi trường
như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng…và gây ra những tổn hại, làm thay
đổi tính chất của môi trường, khiến môi trường suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ sinh thái tự nhiên và trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con
người.
Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại điều 624
BLDS: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây
ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Tại khoản 5 điều 4 Luật bảo vệ môi trường
2005 cũng quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các hậu quả khác
theo quy định của pháp luật”. Trách nhiệm này còn được quy định trong nhiều luật
khác như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước…
Người
gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất gây ra cho môi trường
cũng như cho con người. Trách nhiệm này được hiểu là trách nhiệm đối với cộng đồng,
với xã hội, trách nhiệm với các cá nhân, tổ chức chịu thiệt hại trực tiếp của
hành vi trái pháp luật đó và tiếp đến mới là trách nhiệm khắc phục hậu quả môi
trường mà mình gây ra.
Trong lĩnh vực môi trường, hành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi không tuân theo pháp luật về môi trường, thực hiện không đúng các quy định của pháp luật môi trường hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm các quyền lợi được pháp luật bảo vệ. Trên thực tế, hành vi trái pháp luật môi trường được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng những hành vi dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường thường tồn tại phổ biến ở một số dạng như: vi phạm nghiêm trọng trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; vi phạm quy định trong khiểm soát tiếng ồn, khí thải, nước thải, chất rắn; vi phạm quy định trong phòng ngừa sự cố môi trường…
Hành
vi vi phạm pháp luật môi trường ở đây phải do chủ thể có năng lực chủ thể thực
hiện, nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, nếu là cá nhân thì phải có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Ngoài ra, hành vi vi phạm này còn gây ra các thiệt hại về môi trường, từ đó gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức như trình bày ở trên. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt vi phạm pháp luật môi trường với các vi phạm khác.
Với
việc gây ra thiệt hại này, chủ thể thực hiện phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm pháp luật
môi trường nào cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường, mà chỉ khi hậu quả của
hành vi biểu hiện trên thực tế, gây thiệt hại đến các yếu tố của môi trường và
các chủ thể khác thì trách nhiệm bồi thường này mới phát sinh. Đây cũng là điểm
khác biệt để phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trong lĩnh
vực môi trường nói riêng.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Pháp luật về bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam” của
tác giả Lê Thị Thoa tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14611
Nhận xét
Đăng nhận xét