Sulfat



Khoáng vật sulfat thuộc lớp khoáng vật có chứa ion sulfat (SO42) trong cấu trúc. Trong thành phần của chúng cũng thường có các nguyên tố kiềm (Na, K), các nguyên tố kiềm thổ (Mg, Ca, Sr, Ba) và Pb, Cu, Fe, Al. Khoáng vật sulfat phổ biến nhất là thạch cao (CaSO4.2H2O). Nó còn có tên gọi là alabaster (thạch cao tuyết hoa tập hợp hạt nhỏ), khoáng sa tanh (biến loại dạng sợi của thạch cao), hoặc selenit (tinh thể thạch cao trong suốt không màu). 


Nét đặc trưng của sulfat là có cứng trung bình và thấp; phần lớn không màu, một số có màu do chứa các nguyên tố gây màu như Cu2+, Fe3+, Fe2+; hoặc do chứa các tạp chất có màu (ví dụ, barit có màu đỏ do chứa các mảnh nhỏ hematit).
Sulfat chứa nguyên tố kiềm và sulfat chứa nước dễ hoà tan trong nước và có vị hơi mặn, mặn đắng. Nguồn gốc của sulfat liên quan với các quá trình tạo khoáng ngoại sinh và nội sinh. Trong điều kiện nhiệt dịch, barit thành tạo cùng với celestin, anhydrit, alunit. 


Các mỏ thạch cao, anhydrit, sulfat đơn giản, sulfat chứa nước của kim loại kiềm và magnesi thành tạo liên quan với quá trình lắng đọng trầm tích trong điều kiện vũng vịnh, biển kín. Thạch cao thường tạo thành các lớp dày trong các loạt thành tạo bốc hơi cùng với đá vôi và đá phiến sét. Các mỏ thạch cao lớn thường gặp ở phần đáy của các dịch chuyển kiến tạo lớn và các đứt gãy phủ chờm.
Trong quá trình oxi hoá các mỏ sulfur, các sulfat chứa nước của Pb, Cu, Fe và một số kim loại khác được thành tạo cùng với thạch cao. Anhydrit được thành tạo trong quá trình biến chất do thạch cao bị mất nước. Nhiều sulfat được dùng làm nguyên liệu để thu hồi các kim loại như Ba, Sr, Al, Mg, v.v... và là nguyên liệu cho xây dựng (thạch cao).


Title: Sulfat
Authors: Nguyễn, Thị Minh Thuyết
Keywords: Cấu trúc tinh thể của sulfat
Phân loại
Khoáng vật thạch cao
Các sulfat khác
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Khoáng vật sulfat thuộc lớp khoáng vật có chứa ion sulfat (SO42) trong cấu trúc. Trong thành phần của chúng cũng thường có các nguyên tố kiềm (Na, K), các nguyên tố kiềm thổ (Mg, Ca, Sr, Ba) và Pb, Cu, Fe, Al. Khoáng vật sulfat phổ biến nhất là thạch cao (CaSO4.2H2O). Nó còn có tên gọi là alabaster (thạch cao tuyết hoa tập hợp hạt nhỏ), khoáng sa tanh (biến loại dạng sợi của thạch cao), hoặc selenit (tinh thể thạch cao trong suốt không màu). Nét đặc trưng của sulfat là có cứng trung bình và thấp; phần lớn không màu, một số có màu do chứa các nguyên tố gây màu như Cu2+, Fe3+, Fe2+; hoặc do chứa các tạp chất có màu (ví dụ, barit có màu đỏ do chứa các mảnh nhỏ hematit). Sulfat chứa nguyên tố kiềm và sulfat chứa nước dễ hoà tan trong nước và có vị hơi mặn, mặn đắng. Nguồn gốc của sulfat liên quan với các quá trình tạo khoáng ngoại sinh và nội sinh. Trong điều kiện nhiệt dịch, barit thành tạo cùng với celestin, anhydrit, alunit. Các mỏ thạch cao, anhydrit, sulfat đơn giản, sulfat chứa nước của kim loại kiềm và magnesi thành tạo liên quan với quá trình lắng đọng trầm tích trong điều kiện vũng vịnh, biển kín. Thạch cao thường tạo thành các lớp dày trong các loạt thành tạo bốc hơi cùng với đá vôi và đá phiến sét. Các mỏ thạch cao lớn thường gặp ở phần đáy của các dịch chuyển kiến tạo lớn và các đứt gãy phủ chờm. Trong quá trình oxi hoá các mỏ sulfur, các sulfat chứa nước của Pb, Cu, Fe và một số kim loại khác được thành tạo cùng với thạch cao. Anhydrit được thành tạo trong quá trình biến chất do thạch cao bị mất nước. Nhiều sulfat được dùng làm nguyên liệu để thu hồi các kim loại như Ba, Sr, Al, Mg, v.v... và là nguyên liệu cho xây dựng (thạch cao).
Description: 4 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18751
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến