Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ
Cải
tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt
này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.
Thế
nào là cải tạo không giam giữ?
1.
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm
tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang
có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần
thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu
người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ
vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ,
tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.
2.
Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người
đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát,
giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức,
chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3.
Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo
không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà
nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập,
nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Theo
Điều luật quy định thì cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối
với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì
hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và
cảnh cáo.
Khác
với hình phạt tù, hình phạt cải tạo không giam giữ không buộc người bị kết án
phải cách ly với xã hội. Do vậy, trong thực tiễn xét xử chỉ áp dụng hình phạt cải
tạo không giam giữ trong những trường hợp tội phạm đã thực hiện thuộc loại tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc là nghiêm trọng và bị cáo là người có nơi làm việc ổn
định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Khi áp dụng các hình phạt này, Toà án giao
người bị kết án cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc
hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.
Khoản
3 điều luật qui định: Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các
quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến
20% để sung quỹ Nhà nước. Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo
dục không được tự đặt thêm những hạn chế về quyền và nghĩa vụ công dân của người
bị kết án.
Khi
áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, cần chú ý một số điểm sau đây:
+
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, cho nên Toà án còn có thể quyết định
thêm hình phạt bổ sung mà Bộ luật có quy định đối với tội đó;
+
Việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước không phải là bắt
buộc trong mọi trường hợp. Toà án cần căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, thu nhập thực tế và tình hình tài sản
cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để quyết định có khấu trừ thu nhập
của họ hay không. Nếu có thì mức độ cụ thể là bao nhiêu.
+
Nếu người bị phạt cải tạo không giam giữ là người chưa thành niên thì không khấu
trừ thu nhập của người đó;
+
Hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng với cả quân nhân phạm tội hay nói cách
khác việc thay thế hình phạt cải tạo ò đon vị kỷ luật của quân đội bằng hình phạt
cải tạo không giam giữ là một sự điều chỉnh hợp lý trên cơ sở tổng kết thực tiễn
nhằm tạo điều kiện để người bị kết án được học tập, tu dưỡng và cải tạo tại
chính tập thể nơi người phạm tội phục vụ, công tác.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Thi hành hình phạt cải
tạo không giam giữ” của tác giả Nguyễn Thị Thu Ngân tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34178
Nhận xét
Đăng nhận xét