Tịnh độ và Tây Phương cực lạc
Tịnh
Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di
Đà mà có ra một thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào
cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độ không có thật, nó chỉ
là viễn tưởng hay một sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần
chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học
đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng… nhưng đâu thấy cõi nước nào
là Tịnh Độ?
Đây
là những lập luận hết sức nông nỗi của một số người chưa nghiên cứu kỹ về Tịnh
Độ, không có niềm tin vào lời dạy từ ngàn xưa của Phật, của Tổ.
Để
làm sáng tỏ vấn đề đang được tranh luận, trước hết người viết trình bày một vài
sự kiện căn bản trong đạo Phật
Nếu
khoa học lý giải được tất cả thì chúng ta cần gì phải tu học theo Phật pháp.
Hơn nữa, hành giả nào tu phật mà việc gì cũng lấy khoa học làm luận cứ thì
chúng ta trở thành công cụ của khoa học, nô lệ theo khoa học, chứ không còn là
một người chuyên tu Phật nữa. Khi khoa học không tìm thấy không có nghĩa là
không có mà chúng ta phải nhìn nhận sự rất giới hạn của khoa học. Xưa kia khi
chưa có kính hiển vi người ta có tin lời Phật nói trong một bát nước có tám
muôn bốn ngàn con vi trùng không? Hay khi chưa có viễn vọng kính, khoa học có
tin lời Phật nói hằng hà sa số thế giới không? Mặc dù không ai tin, nhưng với
tuệ giác thấy biết như thật, đức Phật đã nói. Đến hơn hai mươi thế kỷ sau người
ta mơí công nhận lời Phật dạy.
Cách
nay khoảng mười lăm năm, báo chí đăng về sự kiện người ngoài hành tinh đi vào
trái đất của chúng ta. Do sự cố đĩa bay, người ngoài hành tinh bị rơi xuống tại
Philipin (Phi luật tân). Nhà chức trách Phi luật Tân đã bắt được một người với
da dẻ kích thước, thể trọng, màu da… được báo chí diễn tả lại rất chi tiết. Những
nhà bác học của Liên xô cũ bị mất tích. Giới khoa học và những nhà chuyên trách
căn cứ vào một vài sự kiện và kết luận rằng: những người này do những người
ngoài hành tinh bắt đi để nghiên cứu về con người trong trái đất. Kể từ đó các
nhà khoa học cố tìm cho ra thế giới xa xăm của những người ngoài hành tinh,
nhưng cho đến nay họ có tìm thấy tí gì về dấu vết của những con người đó chưa?
Như vậy chúng ta dám khẳng định rằng không có không ? Nếu không có thì tại sao
họ xuất hiện trên trái đất của chúng ta ? Một thế giới như vậy mà còn tìm không
thấy thì làm sao thấy được cõi Cực Lạc.
Phần
tiếp theo là quan điểm siêu hình của Phật giáo.
–
Trong thế giới siêu hình gồm có cõi chư thiên , Thế giới A tu la, địa ngục và
ngạ quỉ. Đây là những thế giới mà trong kinh thường đề cập tới. Trong kinh Tam
Di Đề, Tạp A Hàm …., nói về giai thoại giữa tiên nữ và tỳ kheo Tam di đề như
sau: “Khi thấy tỳ kheo Tam Di Đề tắm trên một dòng sông vào buổi sớm, tiên nữ
nói với tỳ kheo ấy rằng, tại sao lại bỏ hạnh phúc thực mà lại đi tìm hạnh phúc ảo”.
Qua đó dẫn đến cuộc đối đáp giữa tỳ kheo và tiên nữ. Sau cùng tỳ kheo ấy dẫn
tiên nữ đến gặp Phật và được đức phật giáo hoá. Tiên nữ phát tâm quy y và làm đệ
tử của đức thế tôn. Trong kinh Bát nhã kể lại câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề ngồi nhập
định không tánh, được chư thiên khen ngợi tung hoa cúng dường. Khi xả định,
Ngài thấy xung quanh mình đầy hoa. Ngạc nhiên ngài hỏi: ai rải hoa xung quanh
ta nhiều quá vậy? Chư thiên đáp rằng: “Ngài thuyết kinh Bát Nhã hay quá, chúng
con tung hoa cúng dường”. Ngài tu bồ đề hỏi lại: “ta có nói gì đâu mà cho rằng
thuyết kinh Bát Nhã ?” Chư thiên đáp: “Ngài không nói, con không nghe, đó chính
là Chơn Bát Nhã”. Những việc đối đáp giữa chư thiên và đức Phật hay các thánh đệ
tử trong kinh điển còn rất nhiều. Như vậy, trong các kinh, hệ tư tưởng Nguyên
Thuỷ cũng như Đại Thừa, đều thừa nhận có sự hiện hữu của chư Thiên. Chính trong
lịch sử của đức Phật có đoạn: sau khi thành đạo, vì nhớ đến ân sinh dưỡng của mẫu
thân, hoàng hậu Ma da, Đức Phật hiện thân về cõi trời Đao lợi, thuyết pháp cho
mẹ nghe. Sau khi nghe pháp xong, hoàng hậu Ma Da chứng được thánh quả.
–
Bên cạnh đó cũng có những cõi nước của các loài chúng sanh thấp kém hơn loài
người, đó là cảnh giới của các loài sống trong địa ngục và ngạ quỉ. Chúng là những
loài bị tội khổ nên mới chiêu cảm quả báo xấu. Đối với những loài như thế, mắt
thường của phàm phu hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy được.
Như
vậy, chư Thiên hay cảnh giới của Địa ngục, Ngạ quỉ là cảnh giới siêu hình nhưng
không phải là không có. Muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có huệ nhãn của Phật
hay của chư thánh đệ tử chứng được thiên nhãn thông hoặc những bậc tu hành đắc
đạo mới nhìn thấy được.
Thế
thì, những cảnh giới, cho dù mắt thường hay viễn vọng kính của các nhà khoa học
không thể thấy, nhưng dựa vào lời Phật dạy chúng ta tin là có. Trong khi cảnh
giới Tịnh Độ cũng là lời Phật nói nhưng tại sao chúng ta cho là không có? Có phải
vì mâu thuẫn tông phái , mặc dù thấy kết quả tốt, nhưng chúng ta lại cực kỳ bài
xích về pháp môn tu cũng như cảnh giới của tịnh độ?
Lại
nữa, cái gì nó cũng có nhân quả. Tu năm giới thì sinh cõi người, tu thập thiện
về cõi trời. Làm nhiều điều tội ác thì rơi xuống tam đồ… thì tại sao tu niệm Phật
lại không được về cõi tịnh? Đây là những điều chúng ta tự mâu thuẫn với giáo lý
của Phật. Nếu theo suy lý điều này không thể có thì các điều khác cũng tương tự.
Nếu không nhất quán với nhau, mai này khuyên tu năm giới thập thiện… thì ai tin
tưởng để quy hướng về. Đó là một vài minh chứng về sự thật hiển nhiên cho tông
Tịnh Độ.
…
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ
căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà và
chuyên tâm trì niệm danh hiệu Ngài thì nhất định sẽ được vãng sanh. Khi về nước
Cực lạc, dù là đới nghiệp vãng sanh hay sanh vào nơi biên địa của Tịnh độ, thì
điều tiên quyết nhất là chúng ta không còn rơi đoạ trong tam đồ khổ nữa, một sớm
một chiều rồi cũng được hoa sen thuần hoá, hoàn toàn thanh tịnh, hội nhập trong
hàng thánh chúng nơi Cực lạc tây phương.
Những
điều này đã được các bậc thầy Tịnh độ tiên phong tu tập chứng đắc làm niềm tin,
khích lệ cho tất cả chúng sanh đồng phát tâm tu tập, đồng được vãng sanh. Tổ Tuệ
Viễn được xem là sơ tổ của Tông Tịnh độ. Người đã vì sự giải thoát an lành cho
chúng sanh mà lập nên nhiều phương tiện. Lô sơn là một minh chứng, đã ghi dấu
cho một bậc Tổ đức đã vì chúng sanh mà từ một viễn cảnh Tịnh độ, Ngài đã hình
thành nên mọât Tịnh độ hiện thực nơi chùa Đông lâm, tứ chúng đông không tả xiết
đã qui kết trong tinh thần tịnh tu của bạch liên xã.
Từ
đó chúng ta nhận thấy nhân duyên Tịnh độ với chúng sanh đời Mạt Pháp thật vô
cùng lớn. Xin đừng vội nghe nghững lời bàn phiếm của thiên hạ về Tịnh độ hoặc sự
chỉ trích bôi nhọ của một số người nông nổi, rồi đâm ra hoang mang nghi ngờ.
Những
biện minh về thật hư của Tịnh độ nhằm xác định cho cõi Tịnh độ phương Tây trang
nghiêm thanh tịnh vào bậc nhất trong mười phuơng. Học thuyết về “duy tâm tịnh độ”
là một Tịnh độ triết lý, mặc dù nó là tinh hoa chuyển tải ý nghĩa thực dụng
trong đạo Phật nhưng không thể khế hợp với đa dạng căn tánh chúng sanh, làm cho
người bình dân phải ngán ngẫm cho đường lối hành trì đơn độc đi vào biển tâm mênh
mang sâu thẳm không chỗ nương nhờ. Đó là một vách ngăn lớn, làm hụt hẫng cho những
người bước chân vào cửa thiền muốn tìm một nơi nương tựa trên lộ trình giải
thoát. Cho nên Tịnh độ tín ngưỡng, mặc dù là pháp môn phương tiện, nhưng đó là
phương tiện thù thắng trong tất cả mọi phương tiện, nhằm đưa mọi chúng sanh đều
có thể tiếp cận được với con đường giải thoát hầu đem lại lợi ích cho mình và
tha nhân.
Title: | Tịnh độ và Tây Phương cực lạc |
Authors: | Thích, Thanh Duệ |
Keywords: | Tôn giáo Phật giáo Triết lý Phật giáo Tây Phương |
Issue Date: | 2010 |
Publisher: | Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam |
Description: | Tạp chí nghiên cứu Phật học - Số 6/2010 ; 4 tr. ; TNS08319 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53500 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét