Sulfur
Lưu
huỳnh là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu S và số nguyên tử
16. Nó là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị. Lưu huỳnh,
trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, nó
có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó
là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong hai axít amin. Sử
dụng thương mại của nó chủ yếu trong các phân bón nhưng cũng được dùng rộng rãi
trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.
Các
khoáng vật sulfur thuộc lớp khoáng vật chứa ion S2- như là anion chính. Lớp
sulfur còn bao gồm cả các khoáng vật selenur, telurur, arsenur, antimonur,
bismuthinur, sulfoarsenur và sulfur muối [sulfosalt (Anh) = sulforsel (Pháp)].
Tất cả các khoáng vật sulfur đều là các hợp chất vô cơ.
Khoáng
vật sulfur là nguồn cung cấp chủ yếu của nhiều loại kim loại và là nhóm khoáng
vật quặng quan trọng nhất. Ngoài sự tập trung của chúng trong các mỏ khoáng và
các đơn vị sinh khoáng, một lượng nhỏ sulfur còn gặp dưới dạng các khoáng vật
phụ trong đá.
Trong
thực tế, chỉ các khoáng vật pyrit, pyrotin, galenit, sphalerit, chalcopyrit, và
có thể cả các sulfur kép nhóm chalcosit của đồng, mới được coi là các khoáng vật
tạo đá.
Pyrit
(FeS2) là khoáng vật sulfur phổ biến nhất. Được coi là nguồn cung cấp quan trọng
của các kim loại, nhưng các khoáng vật sulfur lại là nguồn gây ô nhiễm tiềm
tàng. Đặc biệt, lưu huỳnh được giải phóng ra do phong hóa sulfur trong đá hoặc
trong các bãi thải khai khoáng sẽ sinh ra axit sulfuric, từ đó tạo nên các dòng
axit phát tán trong đá hoặc các dòng axit mỏ.
Một
lượng đáng kể khí lưu huỳnh, hình thành do đốt than (hoặc do nấu chảy quặng
sulfur), cũng phát sinh từ các khoáng vật sulfur. Các khí này tương tác với
nhau cũng sẽ tạo ra mưa axit.
Nhận xét
Đăng nhận xét