Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho quá trình phát triển của Việt Nam
Giới
thiệu bài viết “Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho quá trình phát triển của
Việt Nam”
Tác
giả: Phan Chí Hiếu
Quản
trị nhân sự hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao
động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu
hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời
giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động
và việc làm.
Nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho quá trinh phát triển củaViệt Nam
Chất lượng, sổ lượng đội ngũ cán bộ pháp luật, tư pháp chịu
sự tác động của
nhiều
yếu tổ: phẩm chất, năng lực của cá nhân; chính sách thu hút, bố trí, sử dụng
cán bộ của cơ quan, đơn vị; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo,
cũng như quá trình tự đào tạo của cá nhân. Trong số các yếu tố tác động đó thì
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động đào tạo
giúp trang bị một cách hệ thống, bài bản kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ pháp luật, giúp họ có nền kiến thức chuẩn
để thực hiện nhiệm vụ, tự đào tạo để bổ sung kiến thức cần thiết nhằm phát
triển nghề nghiệp của mình.
Hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
pháp luật ở Việt
Nam
bao gồm 3 bộ phận hợp thành cơ bản là:
(1)
Đào tạo pháp luật căn bản để cấp bằng ở các trình độ: trung cấp, cừ nhân, thạc
sỹ, tiến sỹ Luật;
(2)
Đào tạo nghề để cấp chứng chỉ cho các chức danh tư pháp (Thẩm phán, Kiểm sát
viên, Luật sư và các chức danh tư pháp khác) và
(3)
Đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người đang hành nghề. Các
hoạt động đào tạo này rất khác nhau (về đổi tượng người học, cơ sở đào tạo, mục
đích đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp.. nhưng giữa chúng lại có quan
hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Ý thức được tầm quan trọng cùa hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực pháp luật, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào
tạo, coi giáo dục là "quốc sách hàng đầu". Trong lĩnh vực tư pháp,
các Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(như Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một sổ nhiệm vụ trong
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, sau đây gọi tắt là Nghị quyết số
08-NQ/TW; Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020;
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp
đến năm 2020) đều coi công tác đào tạo, bồi dưỡng là một giải pháp quan trọng
để hình thành đội ngũ cán bộ pháp luật đù về số lượng, mạnh về chất lượng. Nghị
quyết sổ 48-NQ/TW đã đề ra định hướng: phải "bảo đảm sổ lượng và chất
lượng nguồn nhân lực cán bộ côngchức làm công tác pháp luật...
Nghị quyết số 49-NQ/TW nhấn mạnh: "Đào tạo đủ số lượng
cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư
pháp quốc tế nhằm bảo vệ qicyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, to chức, công dân
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực".
Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ về pháp luật, Nghị
quyết số 49-NQ/TW chỉ đạo: "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo
cử nhân Luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp;
bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới
về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức
thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, dũng cảm đấu tranh vì
công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa".
…
Mời
các bạn quan tâm đọc tiếp bài viết tại link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25335
Nhận xét
Đăng nhận xét