Giới thiệu Tập truyện ngắn “Nông dân với địa chủ”
Giới thiệu Tập truyện ngắn “Nông dân với địa chủ”
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Bộ sưu tập: Những tác phẩm văn học đoạt giải thưởng Hồ Chí
Minh
Nguyễn Công
Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên – 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một
nhà văn, nhà báo, thành viên Hội nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Công
Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh
trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ
Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai
thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em
trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công
Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám
đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình
dân học vụ.
Năm 1926,
ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương,
Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan
viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà
thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ
Quốc ngữ.
Sau Cách
mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc
Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo
Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân
nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông
làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử
Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng
viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia
giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ
tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong
Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban
chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn
(tiền thân của báo Văn nghệ).
Nguyễn Công
Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà
Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh.Tại thành phố Đồng Hới,
Quảng Bình có con đường mang tên Nguyễn Công Hoan ở phường Bắc Lý. Nguyễn Công
Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Nguyễn Công
Hoan là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi
hiện thực phê phán. Ông thuộc lớp nhà văn những năm 20 đầu thế kỷ, lớp người
đang mò mẫm, tìm đường, khai phá. Công lao của ông là giữa những con đường đan
nhau ở các ngã ba, ngã tư, nơi mà những người cầm bút còn đang phân vân, thậm
chí cóthể lạc lối giữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới tốt xấu lẫn lộn,
ông đã chọn con đường đi về phía truyền thống dân tộc, về phía quần chúng bị áp
hức, con đường của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam.
Nguyễn Công
Hoan bắt đầu viết truyện ngắn từ cái buổi bình minh của văn xuôi viết bằng quốc
ngữ. Năm 1922, ông đã có một số truyện ngắn in vào tập Truyện thế gian của Tản
Đà thư cục và một năm sau, ông tự xuất bản tập truyện ngắn Kiếp hồng nhan.
Khuynh hướng hiện thực của Nguyễn Gông Hoan được dư luận chú ý từ khi những
truyện ngắn của ông (trong thời kỳ 1928 -1931) được đăng dần trong Annam tạp
chí của Tản Đà dưới mục Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký. Cho đến năm
1935, ông đã cho ra mắt bạn đọc khoảng 80 truyện ngắn và một số tiểu thuyết có
giá trị như Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935). Sau khi tập truyện ngắn
Kép Tư Bền được xuất bản (1935), thì tên tuổi Nguyễn Công Hoan đã nổi tiếng
khắp Trung Nam Bắc. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên khẳng định
phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là ngọn cờ đầu của
văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930 - 1935.
Trong thời
kỳ Mặt trận Dân chủ, nhờ ảnh hưởng của Đảng, của sách báo Mác xít, của phong
trào quần chúng khắp nông thôn và thành thị, các cây bút hiện thực phê phán có
điều kiện tung hoành thoải mái hơn trước và dường như những tài năng đều gặp
mùa nở rộ. Ngoài tiểu thuyết Cô làm công, (1936) Bước đường cùng (1938), Cái
thủ lợn (1939), Nguyễn Công Hoan còn có nhiều tập truyện ngắn chất lượng cao
hơn thời kỳ trước như Hai thằng khốn nạn (1937), Đào kép mới (1937), Sóng vũ
môn (1938), Ngưòi vợ lẽ bạn tôi (1939).
Riêng về
truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã viết tới hơn 80 truyện, trong đó có khoảng 30
truyện đả kích bọn quan lại và chế độ thực dân. Từ những truyện viết về nỗi khổ
của dân nghèo thành thị (trước 1935), Nguyễn Công Hoan đã nhanh chóng chuyển
sang những đề tài chính trị. Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông đã trở thành
người bạn đường đáng tin cậy của gi ai cấp công nhân.
Với những
thành tựu xuất sắc đã đạt được trước Cách mạng tháng Tám (hơn 200 truyện ngắn
vào hơn 20 truyện dài), Nguyễn Công Hoan xứng đáng là một nhà văn lớn, tiêu
biểu cho nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Nếu như Ngô Tất Tố tập trung
viết vềnông thôn, Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai cấp tư sản thì đóng góp chủ
yếu của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là đã xây dựng thành công một phòng tranh
châm biếm và đả kích các kiểu quan lại và địa chủ cường hào ở nông thôn.
Nhận xét
Đăng nhận xét