Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế
Xây
dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông tác động tiêu cực đến hòa bình, an
ninh, kinh tế, thương mại và môi trường biển
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 dựa vào sự
lên xuống của thủy triều để xác định một cấu trúc là đảo, đá hay bãi nửa nổi
nửa chìm, từ đó thiết lập các vùng biển bao quanh các vùng đất này.
Điều 121 khoản 1 của UNCLOS quy định, đảo là vùng đất tự
nhiên được bao bọc bởi nước biển, vẫn nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên
cao nhất, có các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như đất
liền.
Điều kiện quan trọng nhất để một cấu trúc được công nhận là
đảo phải là yếu tố “tự nhiên”, tức những cấu trúc do con người xây dựng, thiết
lập sẽ không bao giờ được coi là đảo. Sự phân biệt này là đặc biệt cần thiết
trong bối cảnh khoa học công nghệ không ngừng phát triển khiến việc xây dựng
công trình nhân tạo gần bờ, xa bờ không còn quá phức tạp với các quốc gia.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc xác định một
cấu trúc là gì đến từ việc hiện nay có nhiều phương pháp xác định thủy triều.
Bản thân UNCLOS cũng không quy định rõ ràng. Do đó, việc áp dụng phương pháp
nào phụ thuộc vào ý chí của quốc gia, gây nên sự phức tạp trong trường hợp xảy
ra tranh chấp.
Nếu một cấu trúc thỏa mãn là đảo, và gần bờ, đảo đó được coi
là điểm cơ sở để xác định đường cơ sở. Nếu là đảo xa bờ, đảo đó có đầy đủ các
vùng biển như đất liền.
Việc xác định một đảo là gần bờ hay xa bờ cũng phụ thuộc vào
cách giải thích của các quốc gia ven biển. Theo quan điểm hiện nay, đảo được
xem là gần bờ khi cách đường cơ sở khoảng 24 hải lý, hợp thành từ 12 hải lý của
đất liền và 12 hải lý của đảo. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, không
mang tính ràng buộc.
Một cấu trúc theo điều 121, khoản 3 của UNCLOS được xác định
là đá khi cấu trúc đó dù nổi trên mặt nước biển vào thời điểm thủy triều lên
cao nhất song không thích hợp cho con người đến ở hoặc không phù hợp cho điều
kiện kinh tế. Đá không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xác định cơ sở của
việc “thích hợp cho người đến ở”: dựa vào diện tích hay dựa vào tiềm năng của
cấu trúc (như nước ngọt)...
So với đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm có vai trò hạn chế hơn
trong việc thiết lập các vùng biển, phụ thuộc vào vị trí của cấu trúc này so
với đất liền hoặc đảo. Nếu cách đất liền hoặc đảo một khoảng trong giới hạn
lãnh hải, bãi nửa nổi nửa chìm được xác định làm điểm cơ sở. Ngược lại, bãi nửa
nổi nửa chìm được coi chỉ là phần đáy biển nhô lên, ở trong vùng nào có quy chế
của vùng đó.
Việc xây dựng các công trình nhân tạo trên các đá hay bãi
nửa nổi nửa chìm dù là vì các mục đích hàng hải, dân sinh, du lịch... cũng
không làm thay đổi quy chế của cấu trúc tự nhiên ban đầu. Bởi nếu tính theo sự
phát triển khoa học công nghệ, quy chế của các cấu trúc sẽ luôn thay đổi. Các
quốc gia chỉ có thể thiết lập vùng an toàn 500m quanh các công trình nhân tạo.
Nhận xét
Đăng nhận xét